Pages

HOME

11/18/2016

Hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ

Một trong các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 01 Điều 08 Luật Cạnh tranh 2010 là hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP đã quy định cụ thể về thỏa thuận ấn định giá bao gồm các hành vi từ khoản 1 tới khoản 8 đó là:
-       Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
-       Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
-       Áp dụng công thức tính giá chung.
-       Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
-       Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
-      Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
-     Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa thuận.
-      Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.
Thỏa thuận ấn định giá gây hạn chế cạnh tranh vì nó đã loại trừ một trong các yếu tố tạo nên sự quyết liệt trong cạnh tranh, đó là yếu tố giá cả. Về kinh doanh, hành vi này bị coi là trái đạo đức, chuẩn mực kinh doanh khi nó trực tiếp hành vi bóc lột khách hàng (mua hàng giá đắt) hoặc bóc lột đối tác kinh doanh. Về bản chất, nó loại trừ cơ hội lựa chọn mức giá tối ưu của hàng hóa, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng.
Vụ việc thực tế: Giữa năm 2013, 12 doanh nghiệp Bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam đã bị điều tra do trước đó đã cùng bắt tay nhau để thỏa thuận ấn định giá bảo hiểm học sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, cụ thể nâng giá từ 60.000 đồng/năm lên 80.000 đồng/năm. Ngày 12/08/2013, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ban hành quyết định số 07/QĐ-HĐCT giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm học sinh này. Theo kết quả điều tra, hành vi của các doanh nghiệp là hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, vi phạm Khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trên thị trường bảo hiểm toàn diện học sinh trong phạm vi và giai đoạn bị điều tra, thị phần kết hợp của 12 doanh nghiệp Bảo hiểm tham gia thỏa thuận chiếm  99.81%, vượt xa ngưỡng 30% trên thị trường liên quan theo quy định tại Khoản 2 điều 9 Luật Cạnh tranh 2010.
 
 
Blogger Templates