1.
Giới thiệu về thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh
Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004 quy
định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ,
nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng,
khối lượng sản xuất, mua, bán, hàng hóa, dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công
nghệ, hạn chế đầu tư;
- Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều
kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác
chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh
nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh
nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
- Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận
thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Như
vậy, Luật Cạnh tranh 2004 không đưa ra
định nghĩa chung nhất cho các hành vi “thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh” mà chị liệt kê các dạng thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh cần phải được kiểm soát. Dựa vào các đặc điểm chung của các dạng thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh cần phải kiểm soát trên, có thể rút ra định nghĩa về
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:
Thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp (hai
doanh nghiệp trở lên) bằng các hành vi có tác động làm sai lệch, hạn chế cạnh
tranh nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc có tác động hạn chế
khả năng hành động độc lập của đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.
2.
Đặc điểm của thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh
Thứ
nhất, về chủ thể, thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động giữa các chủ thể kinh
doanh là đối thủ cạnh tranh của nhau (thỏa thuận ngang). Việc chủ thể của thỏa
thuận cạnh tranh có phải là doanh nghiệp hay không là vấn đề không quan trọng.
Vấn đề cốt lõi là các chủ thể này phải là những chủ thể kinh doanh trên một thị
trường liên quan (bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý
liên quan). Luật Cạnh tranh 2004 của Pháp và của Liên minh Châu Âu cũng đều coi
chủ thể bị áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh là các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Cạnh tranh 2004,
được hiểu là các tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất,
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành,
lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt
Nam. Doanh nghiệp là chủ thể tạo nên và quyết định mức độ cũng
như hình thức của cạnh tranh, đồng thời, cũng chính các doanh nghiệp có thể gây
hạn chế, giảm bớt hay thậm chí triệt tiêu cạnh tranh do chính mình tạo ra bằng
các thỏa thuận. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là giữa các doanh
nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau hoặc có thể là giữa những doanh
nghiệp có mối liên hệ với nhau trong cùng một chuỗi sản xuất hay cung ứng sản
phẩm, dịch vụ.
Như vậy, trong
Luật Cạnh tranh 2004, thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng để chỉ tất cả các chủ
thể kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
về doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định
43/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/4/2010 về Đăng ký doanh nghiệp.
Thứ
hai, nội dung của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung
vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau như: giá cả, thị trường, trình độ kỹ thuật, công nghệ, điều kiện ký kết
hợp đồng và các yếu tố khác trong nội dung hợp đồng.
Trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đòi hỏi phải có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên tham gia
thỏa thuận thông qua sự thể hiện và thống nhất ý chí của những người có thẩm
quyền và hướng tới mục
đích hạn chế cạnh tranh. Vì vậy, thoả thuận hạn chế cạnh tranh thường là kết quả của quá trình đàm phán,
thương lượng giữa các bên tham
gia với nhau liên quan đến một
hoặc một số nội dung hay yếu tố nào đó của thị trường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các bên tham gia không trực tiếp thỏa
thuận với nhau mà gián tiếp đạt
được sự thoả thuận thông qua các
nghị quyết, quyết định hay hành động chung của
Hiệp hội mà các bên là thành
viên. Sở dĩ trường hợp này cũng được coi là thoả thuận bởi khi các doanh nghiệp tham gia và là thành viên của hiệp hội, tự nguyện chấp nhận hay đồng tình theo những cam kết hay chủ trương chung của hiệp hội, chấp nhận cho phép
hiệp hội được đưa ra nghị quyết, quyết định hoặc hành động chung và bản
thân các doanh nghiệp thành viên tuân thủ theo
thì đó cũng chính là một sự
thoả thuận giữa các doanh nghiệp
thành viên đã đạt được. Hình thức của thỏa thuận dạng kiểu như vậy gần như mang tính chất uỷ quyền quyết định cho hiệp hội do vậy có giàng buộc nghĩa vụ và trách
nhiệm pháp lý với các thành viên. Ngoài
ra, thoả thuận hạn chế cạnh
tranhcòn có thể biểu hiện dưới dạng các cam kết tuân thủ hay đáp ứng những yêu cầu do một hoặc một số bên đặt ra. Trong thực tế, có trường hợp các doanh
nghiệp thực hiện những hành vi giống nhau nhưng không vì thế mà có thể kết luận
giữa các doanh nghiệp có sự thoả
thuận bởi có thể đó là sự trùng
hợp ngẫu nhiên trên cơ sở tính
toán và đưa ra quyết định một
cách độc lập của từng doanh nghiệp. Chỉ có thể quy kết là có sự tồn tại một thoả thuận nếu có thông tin, chứng cứ cho thấy
rằng giữa các doanh nghiệp đã có sự gặp gỡ, trao đổi và thống nhất giữa ý chí, hay nói cách
khác các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói và hành động chung mà không bị tác động bởi bất cứ lý do
nào.
Thứ ba, hậu quả của
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm
giảm, làm sai lệch hay cản trở hoặc thậm chí triệt tiêu các hoạt động cạnh
tranh bình thường trên thị trường. Tuy nhiên, hậu quả này có thể đã xảy ra hoặc
chưa xảy ra. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ đòi hỏi đảm bảo các yếu tố cấu
thành về mặt hình thức. Khi xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
không cần xét đến hậu quả thực tế mà chỉ cần xác định hậu quả về mặt hình thức.
Hậu quả thực tế chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ trách nhiệm pháp lý hay mức phạt.
Theo Luật Cạnh tranh của Liên
minh Châu Âu thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể bao gồm 3 dạng:
-Dạng thứ nhất là thỏa
thuận thông thường, thể hiện sự ký kết ý chí của ít nhất là hai bên. Đối với
dạng thỏa thuận này, hình thức của thỏa thuận không đóng vai trò quyết định (có
thể công khai hoặc không công khai, song phương hoặc đa phương, định danh hoặc
không).
-Dạng thứ hai là quyết định liên kết doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào
có thể là hiệp hội, nghiệp đoàn;
-Dạng thứ ba là các thỏa
thuận khác không thuộc hai trường hợp trên (đây là quy định mang tính dự phòng).