Pages

HOME

11/22/2016

Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư

Hành vi thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư được quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2010 có thể hiểu là thỏa thuận giữa các bên nhằm làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường thông qua việc hạn chế áp dụng khoa học công nghệ, hạn chế mở rộng đầu tư. Theo Điều 17 Nghị Định 116/2005/NĐ-CP, nhóm thỏa thuận này có hai dạng:
Thứ nhất, thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng. Ý chí của các doanh nghiệp là không muốn nâng cao chất lượng cũng như năng xuất sản xuất của doanh nghiệp nhằm kìm hãm sự phát triển của loại hàng hóa và dịch vụ đó giữ cho nó ở một mức độ mà các doanh nghiệp có thể kiểm soát dễ dàng.
Thứ hai, thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác. Thỏa thuận này khác thỏa thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất ở chỗ nó hạn chế việc tăng thêm về số lượng vả cả chất lượng của hàng hóa, dịch vụ nhằm kìm chế sự phát triển của thị trường.

Trong các nhóm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì nhóm hành vi này có tác động xấu nhất. Bởi hành vi này không những tạo ra hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh mà còn kìm hãm sự phát triển đi lên của nền kinh tế bằng việc loại bỏ các phát minh, sáng chế khoa học kỹ thuật tiến bộ.
 
 
Blogger Templates