1. Căn cứ thanh
tra doanh nghiệp
Trong mọi trường hợp tiến hành thanh tra doanh nghiệp, cơ quan thanh tra phải dựa vào quyết định thanh tra được ban hành theo đúng quy định pháp luật và quyết định này phải có căn cứ cụ thể. Theo Điều 38 Luật Thanh tra
2010 quy định quyết định thanh tra phải dựa vào ít nhất một trong các căn cứ sau đây:
- Kế hoạch thanh tra trong một năm để thực hiện Định
hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý;
- Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng.
Theo quy
định trên thì chỉ khi có ít nhất một trong các căn cứ được nêu thì Cơ quan thanh
tra mới có quyền ra quyết định thanh tra doanh nghiệp. Trường hợp cơ quan thanh
tra ra quyết định thanh tra mà không nằm trong các căn cứ được nêu hoặc không
nêu căn cứ là trái với quy định của Luật Thanh tra 2010 và sẽ bị xử lý theo quy
định pháp luật.
Về hình
thức thanh tra: Theo Điều 37 Luật Thanh tra 2010 quy định các
hình thức thanh tra gồm thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất. Theo đó, thanh tra theo kế hoạch được
tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thanh tra thường xuyên được tiến
hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành.Thanh tra đột xuất được tiến hành
khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu
cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
2.
Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp khi bị cơ quan thanh tra thực hiện thanh tra không đúng quy định
pháp luật và gây ra thiệt hại?
Điều 57 Luật
Thanh tra 2010 quy định đối tượng thanh tra có quyền kiếu nại về quyết định, hành
vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên,
người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh
tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về
kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về
khiếu nại; yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngoài
ra, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật
của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra,
thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Luật gia Võ Văn Tú