Tìm hiểu về thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của
công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các loại thuế áp dụng đối với văn phòng đại
diện của thương nhân nước ngoài.
1.
Thành lập văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện là đơn vị
phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của
doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Trường hợp lập văn phòng đại
diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại
diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt văn
phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo lập văn phòng
đại diện;
b) Bản sao quyết định thành
lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh
nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện.
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ
xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn
phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh
nghiệp biết.
2.
Tên văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện phải
được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z,
W, chữ số và các ký hiệu; phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng
đại diện” đối với văn phòng đại diện; phải được viết hoặc gắn tại trụ văn phòng
đại diện; được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp
trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng
đại diện phát hành. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài
và tên viết tắt. Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp
không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
3.
Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của doanh
nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc
theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi
nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:
a) Quyết định của doanh
nghiệp về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
b) Danh sách người lao động
và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
c) Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động của văn phòng đại diện;
d) Con dấu của văn phòng đại
diện (nếu có).
Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp và người đứng đầu văn phòng đại diện bị giải thể liên đới chịu
trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động văn
phòng đại diện.
4.
Các loại thuế áp dụng đối với văn phòng đại diện của
công ty nước ngoài
Vì văn phòng đại diện là đơn
vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích
của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó mà không thực hiện các hoạt động kinh
doanh sản xuất làm phát sinh lợi nhuận nên không làm phát sinh nghĩa vụ thuế
đối với văn phòng đại diện. Tuy nhiên, đối với người lao động làm việc tại văn
phòng đại diện mà có thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân thì
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với nhà nước. Doanh
nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan
thuế cho người lao động.
Căn cứ pháp luật được áp dụng:
Luật Doanh nghiệp 2015;
Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007;
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008;
Nghị định
78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
--------------------------------------
Legal Advisor: Mr. Vo Van Tu
-
Hỗ trợ tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý theo
yêu cầu
-
Đại diện tham gia tranh tụng tại Tòa án, Trọng tài
thương mại
SĐT: 0906.610.061 – Email: vvtu90@gmail.com
Địa chỉ: VPLS Lê Nguyễn - Phòng 702, Tòa nhà Khang
Thông, 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Hcmc.