Pages

HOME

12/13/2013

ÔN TẬP TƯ PHÁP QUỐC TẾ - CHƯƠNG THỪA KẾ

Câu 1: Xác định phạm vi nghiên cứu của TPQT về thừa kế
Về nguyên tắc tất cả các quan hệ trong lĩnh vực thừa kế phát sinh trong phạm vi quốc gia nào thì do luật pháp của quốc gia đó điều chỉnh. Nhưng khi các quan hệ về thừa kế vượt qua khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật trong nước, hay nói cách khác , quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, thì chúng thuộc phạm vi điều chỉnh của TPQT.


Câu 2: Phân tích yếu tố nước ngoài trong các quan hệ về thừa kế và so sánh với quy định tại Điều 758 BLDS
Thứ nhất, quan hệ thừa kế có quan hệ với pháp luật nơi có tài sản, cụ thể là với các nước nơi đặt tài sản đó. Bởi quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản, nó có sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống
Thứ hai, quan hệ thừa kế là một quan hệ nhân thân do đó có quan hệ với pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế. Sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống đều dựa trên cơ sở huyết thống. Người để lại thừa kế là người nước ngoài thì phải tuân theo pháp luật nhân thân của người mà nước đó mang quốc tịch.
Thứ ba, khi chết, người để lại thừa kế có thể chưa chấm dứt các quan hệ dân sự thiết lập với các đối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự trong trong hợp đồng và quan hệ dân sự ngoài hợp đồng, do vậy quan hệ thừa kế cũng là quan hệ tài sản với người thứ ba.
Tóm lại, ta có thể xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ về thừa kế dựa vào ba yếu tố: di sản được đặt tại nước ngoài và được xác định theo pháp luật nước ngoài; người để lại di sản là người nước ngoài; quan hệ tài sản liên quan đến người thứ ba ở nước ngoài.
Câu 3: Cho 02 ví dụ về QHTK có yếu tố nước ngoài và phân tích ý nghĩa của việc xác định YTNN trong các quan hệ về thừa kế
VD1: Ông A mang quốc tịch Malaysia để lại di chúc tài sản thừa kế là một căn nhà ở Malaysia cho con gái và vợ là người mang quốc tịch Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
Trong quan hệ thừa kế ở ví dụ trên có hai căn cứ để xác định YTNN, đó là người để lại thừa kế là Ông A là người nước ngoài và tài sản thừa kế được đặt tại nước ngoài. Việc xác định yếu tố nước ngoài có ý nghĩa xác định hệ thống pháp luật cho việc giải quyết quan hệ thừa kế trên. Theo đó, việc tiến hành thủ tục nhận di sản thừa kế là căn nhà phải tuân theo pháp luật của Malaysia.
VD2: Ông B là người VN góp vốn vào công ty M là công ty nước ngoài có trụ sở đặt tại nước ngoài. Ông B để lại di chúc cho con trai toàn bộ phần vốn góp trong công ty M.
YTNN trong trường hợp trên là quan hệ thừa kế có liên quan với bên thứ ba là pháp nhân nước ngoài. Việc xác định YTNN trong trường hợp này có ý nghĩa xác định thủ tục để áp dụng cho việc nhận di sản.
Câu 4: Phân tích quy định của các hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN và các nước về giải quyết xung đột về thừa kế theo di chúc. So sánh với pháp luật VN
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp này, nguyên tắc chủ đạo trong việc điều chỉnh QHTK được ghi nhận là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên kí kết. Theo đó, công dân nước ký kết này được hưởng tài sản và các quyền khác trên lãnh thổ của bên ký kết kia do thừa kế theo di chúc  hoặc theo luật. Công dân của nước kí kết này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình có trên lãnh thổ  của bên kí kết kia.
Còn về quy định xung đột pháp luật về quyền thừa kế được thống nhất giải quyết như sau:
-         Nếu tài sản là động sản: quyền thừa kế xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân khi chết.
-         Nếu tài sản là bất động sản: xác định theo pháp luật của nước ký kết có BĐS.
-         Phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản: xác định theo luật của nước nơi có tài sản.
Về thừa kế theo di chúc:
-         Hình thức di chúc: xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập. Lưu ý: nếu di chúc đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước ký kết nơi lập di chúc thì vẫn được xem là hợp lệ.
-         Năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc: xác định theo pháp luật của bên kí kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập hoặc hủy bỏ.
Về thẩm quyền giải quyết:
-         Nếu tài sản là động sản: cơ quan tư pháp nước ký kết mà người để lại di sản là công dân
-         Nếu TS là bất động sản: Cơ quan tư pháp nước ký kết nơi có bất động sản.
-         Mở và công bố di chúc: cơ quan của nước ký kết  nơi lập di chúc.
Quy định của pháp luật Việt Nam:
-          Quan hệ thừa kế theo pháp luật: áp dụng pháp luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch (Điều 767 BLDS 2005).
Nếu người đó không có quốc tịch/ hai hay nhiều quốc tịch thì xác định pháp luật áp dụng tuân theo Điều 760 BLDS, khoản 1,2 Điều 12 NĐ 138/CP.
-         Nếu di sản là bất động sản: áp dụng pháp luật của nước nơi có bất động sản.
-         Các vấn đề năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc: người lập là công dân nước nào thì áp dụng luật nước đó.
-         Hình thức di chúc: áp dụng pháp luật nước nơi lập.
Lưu ý: nếu công dân VN lập ở nước ngoài mà tuân theo quy định của pháp luật VN về hình thức thì được công nhận hợp thức tại VN.
Như vậy, nhìn chung các quy định của pháp luật về thừa kế trong pháp luật VN được xây dựng dựa trên quy định thống nhất của các HĐTT giữa VN với các nước nên có sự tương tự nhau.
Câu 5: Giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế trong TPQT các nước và trong pháp luật VN.
Di sản không có người thừa kế: Trường hợp người để lại tài sản sau khi chết, không có người thừa hưởng và công dân đó cũng không để lại di chúc định đoạt tài sản.
Vấn đề giải quyết di sản không có người thừa kế thì ở mỗi nước khác nhau được xác định rất khác nhau. Nhìn chung, giữa các nước có hai hướng quy định trong vấn đề này:
Thứ nhất, quy định nhà nước hưởng di sản. Nếu công dân của một nước cư trú  và chết trên lãnh thổ của nước khác, để lại di sản trên lãnh thổ nước đó hay ở một nước thứ ba nào khác thì:
Nếu nước đó xây dựng hệ thống quy phạm xung đột trên cơ sở quy tắc “Luật quốc tịch”  thì số di sản này được chuyển giao cho nhà nước mà người để lại di sản mang quốc tịch.
Nếu nước đó xây dựng hệ thống quy phạm xung đột trên cơ sở “luật cư trú” thì số di sản  đó được chuyển giao cho nhà nước nơi người để lại di sản cư trú  vào thời điểm người đó chết.
Thứ hai, quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế trên cơ sở quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ. Tài sản sẽ được chuyển giao cho nhà nước nơi hiện có số di sản thừa kế.
Trong pháp luật VN, cụ thể BLDS 2005 quy định về việc giải quyết di sản không có người thừa kế như sau:

Di sản là động sản: người để lại di sản mang quốc tịch nước nào thì di sản thuộc về nước đó.
Di sản là BĐS: Thuộc về nhà nước nơi có BĐS.
Việc phân biệt di sản là ĐS hay BĐS áp dụng theo luật nơi nước có di sản.
Lưu ý: Trong trường hợp xác định di sản đó thuộc về VN thì VN sẽ nhận di sản còn lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ về tài sản.
Câu 6: Một công dân VN cư trú và làm việc tại LBN, lập di chúc để lại tài sản đầu tư tại LBN cho vợ và các con mang quốc tịch VN. Khi giải quyết vấn đề thừa kế, luật nước nào sẽ được áp dụng nhằm giải quyết những vấn đề sau:
Xác định năng lực lập, hủy bỏ di chúc.
Phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản.
Giả sử di sản trên không có người thừa kế thì được giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Theo hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa VN và LBN, việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực lập, hủy bỏ di chúc được xác định theo luật của bên ký kết mà người để lại di sản là công dân ở thời điểm lập hoặc hủy bỏ di chúc. Như vậy, người để lại di sản là công dân mang quốc tịch VN nên pháp luật của VN được áp dụng trong trường hợp này.
Vấn đề phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản được áp dụng theo luật của nước nơi có di sản. Như vậy, tài sản đầu tư nằm tại LBN nên luật của LBN được áp dụng.
Nếu trường hợp di sản trên không có người thừa kế thì được giải quyết như sau:
+ Nếu tài sản đầu tư đó là động sản thì được giao lại cho nước ký kết là công dân khi chết. Trong trường hợp này là VN.
+ Nếu tài sản đầu tư đó là bất động sản thì thuộc về nước ký kết nơi có bất động sản đó. Trong trường hợp này thuộc về LBN.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tư pháp quốc tế và luật dân sự có cùng nội dung nghiên cứu về chế định thừa kế.
TL: Sai. Luật dân sự nghiên cứu tất cả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực thừa kế trong phạm vi quốc gia. Còn phạm vi nghiên cứu của tư pháp quốc tế là các quan hệ thừa kế vượt qua khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong nước, hay nói cách khác là quan hệ thừa kế có YTNN.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật VN, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có YTNN chỉ được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
TL: Sai. Pháp luật của nước nơi lập di chúc sẽ được áp dụng để xác định hình thức của di chúc. Tuy nhiên nếu di chúc của công dân VN được lập ở nước ngoài mà tuân theo quy định của pháp luật VN về hình thức của di chúc thì sẽ được công nhân và hợp thức tại VN.
Câu 3: Quan hệ thừa kế được coi là có YTNN khi và chỉ khi sản thừa kế nằm ở nước ngoài.
TL: Sai. Việc xác định YTNN trong quan hệ thừa kế có thể dựa vào ba căn cứ: di sản thừa kế là tài sản nằm ở nước ngoài; người để lại di sản là người nước ngoài; có quan hệ liên quan đến bên thứ ba ở nước ngoài.
Câu 4: Các quy phạm pháp luật về thừa kế trong BLDS 2005 không thể được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ thừa kế có YTNN.
TL: Sai. Các quy phạm pháp luật về thừa kế trong BLDS 2005 là một trong những nguồn cơ bản để áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ thừa kế có YTNN. Cụ thể, các điều 758, 767, 760…BLDS 2005.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật VN, quan hệ thừa kế có YTNN luôn được giải quyết theo pháp luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch.
TL: Sai. Việc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế mang quốc tịch chỉ được áp dụng trong một số trường hợp, như xác định việc lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc , giải quyết di sản không người thừa kế.
Câu 6. Tất cả quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài liên quan đến di sản là bất động sản đều phải được giải quyết theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
TL: Sai. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài liên quan đến di sản là bất động sản theo hiệp định tương trợ đã ký kết giữa VN với các nước thì sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nơi có BĐS. Tuy nhiên nếu quan hệ thừa kế đó có phát sinh thêm về vấn đề người để lại di sản có YTNN hoặc liên quan đến bên thứ ba ở nước ngoài thì phải được giải quyết bằng cách áp dụng pháp luật nước khác.
Câu 7. Pháp luật các nước đều quy định, quốc gia luôn hưởng di sản không người thừa kế có YTNN với tư cách là thừa kế dân sự.
TL: Sai. Đa số các nước châu Âu (Italia, TBN, Thụy Sĩ, Áp, LBN,..) là quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách là người thừa kế dân sự. Còn các nước như Anh, Mỹ, Pháp quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế như là tài sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ đó.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật VN, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có YTNN chỉ được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
TL: Sai. Hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế có YTNN được xác định theo pháp luật nơi lập di chúc. Tuy nhiên, nếu di chúc lập tại nước ngoài mà tuân thủ theo pháp luật VN về hình thức thì vẫn được công nhận và hợp thức tại VN.
Câu 09. Theo quy định của hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN và các nước, di sản không người thừa kế luôn thuộc về nhà nước mà người để lại di sản là công dân trước khi chết.
TL: Sai. Theo quy định của hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN và các nước, di sản là động sản không người thừa kế thuộc về nhà nước mà người để lại di sản là công dân trước khi chết. Nhưng nếu di sản là bất động sản thì được xác định theo pháp luật nước nơi có di sản.
BÀI TẬP
Công dân A (VN) cư trú và làm việc lâu dài tại LBN, lập di chúc để lại tài sản của mình tại LBN cho vợ và các con mang quốc tịch VN, cư trú tại VN. Khi giải quyết vấn đề thừa kế , pháp luật nước nào sẽ được áp dụng nhằm giải quyết những vấn đề sau:
Câu 1. Xác định năng lực lập, hủy bỏ di chúc.
Theo khoản 1 điều 41 HDTT Tư pháp giữa VN- LBN, năng lực lập, hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của bên kí kết mà người để lại thừa kế là công dân trước khi chết. Ông A là công dân VN pháp luật được áp dụng trong trường hợp lập, hủy bỏ di chúc là pháp luật VN.
Câu 2. Xác định hình thức của di chúc
Khoản 2 Điều 41 HDDTTTP giữa VN-LBN quy định, hình thức lập hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc hủy bỏ di chúc. Như vậy, hình thức của di chúc của ông A được xác định theo pháp luật VN.
Tình tiết bổ sung: Giả sử sau khi A chết, di chúc trên bị coi là vô hiệu theo luật được áp dụng.
Câu 3. Hãy xác định pháp luật được áp dụng nhằm giải quyết số di sản trên và nêu cơ sở pháp lý của việc xác định pháp luật áp dụng.
Sau khi A chết, di chúc trên bị coi là vô hiệu, theo Khoản 1, 2 Điều 39 HĐTTTP giữa VN và LBN quy định:
Nếu di sản thừa kế là động sản thì do pháp luật của bên ký kết mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh. Trong trường hợp này được áp dụng theo PLVN.
Nếu di sản thừa kế là BĐS thì áp dụng pháp luật của Bên kí kết nơi có BĐS đó điều chỉnh. Trong trường hợp này là LBN
Câu 4. Hãy xác định pháp luật được áp dụng nhằm phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản đối với số di sản trên và nêu cơ sở pháp lý của việc xác định luật áp dụng.
Theo khoản 3 Điều 39 HĐTTTP giữa VN và LBN quy định, việc phân biệt di sản là động sản hay bất động sản được xác định theo luật của Bên ký kết nơi có di sản đó. Trong tình huống này áp dụng PLLBN.
Tình Tiết Bổ Sung: Giả sử tranh chấp phát sinh và vụ việc được khởi kiện tại tòa án VN.
Câu 5. Hãy xác định thẩm quyền của TA VN đối với việc giải quyết di sản thừa kế trên.
Khoản 1 Điều 42 HĐTTTP giữa VN và LBN quy định, việc giải quyết các vấn đề về động sản thuộc thẩm quyền của người để lại thừa kế là công dân trước khi chết. Như vậy, TA VN chỉ có thẩm quyền trong việc giải quyết phần di sản là động sản. Bởi vì, khoản 2 Điều này cũng quy định, di sản là BDDS sẽ do pháp luật của nước có BĐS điều chỉnh.
Tình tiết bổ sung: Giả sử di sản trên không có người thừa kế theo luật được áp dụng.
Câu 6. Giải quyết số phận của di sản trên.
Trong trường hợp di sản không có người thừa kế thì di sản được chuyển giao cho nhà nước. Áp dụng Điều 40 HĐTTTP VN-LBN, động sản thuộc về Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết, còn BĐS thuộc về Bên ký kết nơi có BĐS.
 
 
Blogger Templates