Pages

HOME

12/10/2013

CÔNG TY THAY ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC

Ông D nhận việc tại công ty liên doanh S với công việc là nhân viên giao nhận hàng hóa. Hợp đồng lao động giữa 2 bên được ký ngày 01/07/2011 có thời hạn 1 năm, chế độ phụ cấp đầy đủ theo quy định pháp luật lao động. Đồng thời, hai bên thỏa thuận sau 1 năm làm việc, ông D sẽ được công ty kí tiếp hợp đồng mới với thời hạn là 3 năm. Ngày 01/07/2012, hợp đồng lao động đã kí giữa hai bên chấm dứt, 2 bên tiếp tục kí kết hợp đồng mới với thời hạn như đã thỏa thuận 3 năm, chế độ phụ cấp theo pháp luật lao động. Tháng 12/2013, công ty  S có sự thay đổi cơ cấu công ty, bộ phận ông D đang làm việc bị giải thể. Ông D bị công ty S quyết định cho nghỉ việc ông D và đã thông báo cho ông biết trước 30 ngày. Quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên (ông D và công ty S) trong trường hợp này?
1.   Quy định pháp luật
Theo quy định của pháp luật lao động, cụ thể căn cứ vào khoản 1 Điều 44 BLLĐ 2012, công ty S có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông D vì lý do thay đổi trong cơ cấu công ty, đồng thời công ty cũng đã thực hiện việc thông báo cho ông trước 30 ngày bằng văn bản.
Trong trường hợp có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức công ty, luật quy định, công ty S có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động nghỉ việc thì phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động. Công ty S không giải quyết được việc làm mới cho ông D nên phải trả trợ cấp mất việc làm.
Điều 49 BLLĐ quy định chế độ trợ cấp mất việc làm như sau:
“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng hai tháng tiền lương.
2.  Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương tính bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm”.
2. Giải quyết tình huống
Như vậy, theo quy định trên thì quyền lợi của D được giải quyết theo hướng:
Hợp đồng lao động đang có hiệu lực giữa hai bên có thời hạn là 36 tháng, tính từ khi kí hợp đồng 01/07/2013 đến thời điểm tháng 12/2013 thì hợp đồng đã được thực hiện được 18 tháng. Lấy 18 tháng này cộng với thời hạn của hợp đồng trước là 1 năm thì suy ra tổng thời gian ông D đã làm việc cho công ty S là 30 tháng (ông D không tham gia bảo hiểm thất nghiệp). Theo quy định tại Điều 49, ông D phải được công ty S trả trợ cấp thất nghiệp bằng ít hai tháng tiền lương bằng với số tiền lương được trả trong 1 tháng của sáu tháng liền kề trước đó.
 
 
Blogger Templates