Theo khoa học pháp lý, đối tượng điều chỉnh của Luật
lao động là thuật ngữ để chỉ những quan hệ xã hội cùng loại phát sinh trong
lĩnh vực lao động, được điều chỉnh bởi các quy phạm của nghành luật đó.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ quan hệ nào phát sinh
trong lĩnh vực lao động cũng đều thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động.
Có thể xác định Luật lao động VN điều chỉnh ba mối quan hệ:
- Quan hệ lao động
mang tính chất cá nhân;
- Quan hệ lao động
mang tính chất tập thể;
- Các quan hệ khác
liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Quan hệ lao động mang tính chất cá nhân giữa người lao
động với người sử dụng lao động được thiết lập trên cơ sở hợp đồng lao động.
Đây là đối tượng điều chỉnh chủ yếu, quan trọng nhất của pháp luật lao động VN.
Về bản chất, QHLĐ cá nhân vừa mang tính kinh tế, vừa
mang tính xã hội. Về quy mô, nó vừa là một quan hệ cá nhân vừa là một
quan hệ mang tính tập thể. Về pháp lý, nó được hình thành trên cơ sở tự nguyện,
bình đẳng giữa các chủ thể thông qua việc giao kết HĐLĐ. Về mặt lợi ích, nó vừa mang tính thống nhất, vừa mang
tính mâu thuẫn.
Các quan hệ cá nhân được Luật Lao động điều chỉnh bao
gồm:
(a) quan hệ lao động giữa NLĐ với NSDLĐ là các doanh
nghiệp, tổ chức, hoặc cá nhân sản xuất kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế hoặc
trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể,.v.v…có thuê mướn
lao động bằng hình thức HĐLĐ;
(b) QHLĐ trong các doanh nghiệp, tổ chức có yếu tố nước
ngoài: giữa NLĐ VN và NSDLĐ là doanh nghiệp có VĐT nước ngoài, cơ quan, tổ chức,
cá nhân nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ VN; giữa người nước ngoài với
các tổ chức, cá nhân là người VN được phép sử dụng lao động là người nước
ngoài; QHLĐ của người VN đi làm việc ở nước ngoài.
Cần phải lưu ý rằng, QHLĐ do pháp luật lao động điều
chỉnh khác với QHLĐ giữa cán bộ, công chức, viên chức với thủ trưởng cơ
quan nhà nước được điều chỉnh bởi pháp luật hành chính.
Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật lao động cũng
được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội
nhân dân, công an nhân dân, tổ chức xã hội khác và xã viên hợp tác xã (Đ240 K3
BLLĐ) QHLĐ mang tính chất tập thể là QHLĐ:
(i)
giữa tập thể lao
động với NSDLĐ;
(ii)
giữa tổ chức đại
diện tập thể lao động tại cơ sở với NSDLĐ; hoặc
(iii) giữa tổ chức đại
diện tập thể lao động tại cơ sở với tổ chức đại diện NSDLĐ.
Trong QHLĐ tập thể đặc biệt có sự tham gia của công
đoàn, với tư cách lả tổ chức duy nhất đại diện cho tập thể lao động.
Các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động,
đó là các quan hệ mặc dù không phải là QHLĐ, nhưng được hình thành trước khi có
QHLĐ nhằm mục tiêu tiến tới việc xác lập quan hệ này, hoặc đồng thời tồn tại với
QHLĐ nhằm duy trì QHLĐ lành mạnh , hoặc xuất hiện sau khi có QHLĐ hoặc thay thế
QHLĐ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Đó là các quan hệ: về
việc làm và học nghề; về bảo hiểm xã hội; về bồi thường thiệt hại; về giải quyết
tranh chấp lao động và đình công; về quản lý nhà nước về lao động.
Kết luận, việc xác định rõ ràng các quan hệ xã hội là
đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động có ý nghĩa giúp phân biệt đối tương
điều chỉnh của cách nghành luật khác, phân biệt các quan hệ lao động nào được
Luật lao động điều chỉnh và quan hệ nào không được nó điều chỉnh. Đồng thời
đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu, học tập, áp dụng thi hành
trong thực tiễn.
Xem thêm: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Video pháp lý: Chấm dứt hợp đồng lao động
Video pháp lý: Giá trị hợp đồng lao động thử việc
Xem thêm: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Video pháp lý: Chấm dứt hợp đồng lao động
Video pháp lý: Giá trị hợp đồng lao động thử việc