Tìm hiểu cơ cấu hệ thống Tòa án Australia
Mô hình hệ thống Tòa án của Australia
Tòa án tối cao liên
bang (TATCLB)
Được thành lập vào năm
1971, chức năng giải thích và áp dụng pháp luật; xét xử các vụ án đặc biệt thuộc
thẩm quyền liên bang (bao gồm các vụ án liên quan đến hiệu lực pháp luật, liên
quan đến cách giải thích hiến pháp); xét xử phúc thẩm các các vụ án từ Tòa án
Liên Bang, Tòa án Tiểu Bang và vùng lãnh thổ (gọi chung là Tòa án tiểu bang);
xét xử sơ thẩm một số vụ án khác. Quyết định của tòa này là quyết định cuối
cùng, bắt buộc các tòa cấp dưới tuân thủ phán quyết, đồng thời có thẩm quyền hủy
bỏ phán quyết tòa cấp dưới.
Full Court là tòa
án đặc biệt mà khi xét xử có một số lượng lớn hơn bình thường các thẩm phán.
Full court ở cấp Tòa án tối cao Liên bang do tòa này thành lập (khi xét xử
phải từ hai thẩm phán trở lên). Ngoài ra, Full court còn chỉ có ở
các cấp Tòa án Liên bang, Tòa án Gia đình, Tòa án tối cao tiểu bang và do
các tòa này thành lập. Thông thường khi xét xử nếu có một Thẩm Phán chủ tọa thì
sẽ có một hội đồng 3 thẩm phán dự bị, nếu 2 thẩm phán chủ tọa thì sẽ có 5 thẩm
phán dự bị. Khi xét xử Full Court không bắt buộc áp dụng án lệ chính nó tạo ra
trước đó.
Tòa án liên bang (TALB)
Thành lập năm 1977, Thẩm
quyền xét xử tòa này xác lập từ một phần thẩm quyền xét xử của nhiều Tòa khác
nhau (Tòa án tối cao Liên bang, Tòa án sở hữu công nghiệp liên bang và Tòa
phá sản liên bang). Tòa gồm nhiều phân tòa khác nhau chuyên xét xử phúc thẩm.
Full court tòa này có từ ba hoặc năm thẩm phán. Một điểm lưu ý là khi xét xử,
tòa này không bắt buộc tuân thủ và áp dụng án lệ của Tòa án Liên bang khác.
Tòa án gia đình của
Australia (TAGĐ)
Được thành lập năm
1976, có thẩm quyền giải quyết vấn đề liên quan đến hôn nhân tuyên bố hôn nhân
vô hiệu hoặc hợp pháp, ly hôn, cư trú, liên lạc, giám hộ, cấp dưỡng và tài sản
liên quan đến các quan hệ nói trên. Có chức năng phúc thẩm kháng cáo, kháng nghị
các Tòa cấp dưới. Hoạt động xét xử được tiến hành bởi 1 thẩm phán or Full Court
(3 hoặc 5 thẩm phán). Khi việc xét xử do một thẩm phán tiến hành thì bắt buộc
tuân thủ và áp dụng án lệ của Full Court của Tòa án Gia đình (không bắt buộc
áp dụng án lệ của các thẩm phán khác). Full court của Tòa án Gia đình không
bắt buộc tuân thủ, bắt buộc áp dụng án lệ của chính nó.
Tòa án sơ thẩm Liên
Bang (TASTLB)
Thành lập năm 1999, có
chức năng giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình, hành chính, dân sự, thương
mại… Khi xét xử tòa này buộc tuân thủ, áp dụng phán quyết phúc thẩm của Tòa
án Gia đình, Tòa án Liên bang, kể cả Full Court của các tòa này. Tuy nhiên,
chỉ bắt buộc đối với các phán quyết phúc thẩm, không buộc đối với các phán quyết
sơ thẩm.
Tòa án tối cao
tiểu bang và vùng lãnh thổ
Australia có 6
tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ, mỗi tiểu bang có hệ thống chính quyền, lập pháp
và tư pháp riêng biệt. Hệ thống tòa án được tổ chức như sau: Tòa án tối cao tiểu
bang, Tòa phúc thẩm tiểu bang, Tòa án quận hạt và tòa án sơ thẩm tiểu bang. Tòa
án tối cao tiểu bang và vùng lãnh thổ có quyền xác lập án lệ và các án lệ này bắt
buộc tòa dưới nó áp dụng.(Tham khảo: Vụ án hình sự của bác sĩ Davidson).
2. Thẩm quyền, phương thức xác lập, áp dụng, hủy
bỏ án lệ trong hệ thống Tòa án Astralia
Tòa án tối cao liên
bang xác lập án lệ qua phán quyết phúc thẩm kháng cáo các phán quyết của Tòa
án Liên bang, Tòa án tối cao Tiểu bang. (Tham khảo Vụ Dow Jones Vs
Gutnik). Ngoài ra, Tòa án Liên bang, Tòa án tối cao Tiểu bang, Tòa
án phúc thẩm Tiểu bang cũng có thẩm quyền xác lập án lệ.
Việc áp dụng án lệ 2 dạng:
bắt buộc và không bắt buộc (nghĩa là dùng để tham khảo). Đối với dạng bắt
buộc, án lệ của tòa án cấp cao nhất được áp dụng bắt buộc đối với tất cả các
tòa cấp dưới trong cùng hệ thống. Chẳng hạn, Án lệ của Tòa án tối cao liên bang
xác lập thì bắt buộc áp dụng đối với tất cả các tòa cấp dưới. Án lệ của Tòa án
tối cao tiểu bang bắt buộc áp dụng đối với các tòa cấp dưới trong tiểu bang.
Lưu ý, riêng Tòa án sơ thẩm tiểu bang không được toàn quyền quyết định luật
pháp giải quyết mà phải áp dụng án lệ các tòa trên. Nếu chưa có Án lệ
thì có thể dẫn chiếu Án lệ của bang khác (có tính tham khảo rất cao). Nếu
không có nữa thì “chịu” – không được tạo án lệ dẫn tới bất cập. Đối với
dạng tham khảo thì không bắt buộc áp dụng mà chỉ trong một số trường hợp nếu
không có án lệ hoặc án lệ không đủ tính tương tự thì có thể tham khảo án lệ của
các tiểu bang hoặc các nước common law khác: Mỹ, Anh, Canada, New Zealand. Lưu
ý là án lệ các nước này vẫn có thể áp dụng chứ không bắt buộc tuân thủ, áp dụng.
Tòa án tối cao Liên
bang – tất cả các tòa cấp dưới và chính nó (chỉ trong 1 số trường hợp đặc biệt). Đối
với Án lệ của Full Court – Tòa án tối cao Liên bang hủy bỏ án lệ chỉ
trong 1 số trường hợp, tiến hành cẩn trọng – nhấn mạnh “sai lầm cơ bản”, “rõ ràng là
sai”.
Xu hướng phát triển của
Án lệ Australia hiện nay là ngày càng giảm dần vai trò của án
lệ, tăng vai trò của các văn bản quy phạm pháp luật (các bộ luật, nghị định,..),
tức là vai trò của nguồn luật thành văn (writen law). Sở dĩ có xu hướng này là
do các nước thuộc hệ thống luật common law tiếp thu từ Mỹ.