Cá nhân, tổ chức có đơn khởi kiện cần nắm rõ trình tự, thủ tục nhận và trả lại đơn khởi kiện để thuận tiện và tránh những vướng mắt không cần thiết phát sinh gây phiền hà trong quá trình tham gia tố tụng.
Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp
trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong
thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải Xem
Xét và có một trong các quyết định sau đây:
1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
2. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền
và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
khác;
3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện,
nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
-Điều 167 BLTTDS
II. Trả lại đơn khởi kiện
Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường
hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc
không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Người khởi kiện không có
quyền khởi kiện là người không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 161 và Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 2
và Điều 3 của Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP.
Người
khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự là người không có khả
năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người
đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 57
của BLTTDS.
b) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn Xin ly hôn,
Xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, Xin
thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi
tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho
thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện
khởi kiện.
Khi xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mà
đối tượng khởi kiện là quyền sử dụng đất thì thực hiện như sau:
- Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng
đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 135 của
Luật Đất đai.
- Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng
đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về
thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng
đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy
định của BLTTDS.
c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại
khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền
tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả
kháng;
d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
Chưa
có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp
luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức,
nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các
điều kiện đó.
Ví
dụ 1: Theo quy định tại Điều 135 của Luật Đất đai thì tranh chấp đất đai phải qua
thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh
chấp. Do đó, kể từ ngày 01-7-2004 (ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành), thì
Tòa án chỉ xem xét, thụ lý tranh chấp đất đai khi tranh chấp đất đó đã được hòa
giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trường hợp tranh chấp đất đai
chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thì Tòa án căn cứ
vào quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả
lại đơn khởi kiện và hướng dẫn đương sự tiến hành thủ tục hòa giải tại Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Ví
dụ 2: Trong đơn khởi kiện, nguyên đơn không ghi đúng địa chỉ của bị đơn, mặc dù
Toà án yêu cầu bổ sung nhưng đã quá thời hạn do Toà án ấn định mà nguyên đơn
vẫn không bổ sung được.
Ví
dụ 3: Công ty A và Công ty B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó thỏa
thuận việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài. Khi phát sinh tranh
chấp hợp đồng, Công ty A khởi kiện Công ty B tại Tòa án trước khi yêu cầu Trọng
tài giải quyết tranh chấp. Tòa án xét thấy thỏa thuận trọng tài giữa các bên là
hợp pháp theo đúng quy định của Luật Trọng tài thương mại thì Tòa án căn
cứ vào quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả
lại đơn khởi kiện và hướng dẫn họ tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp
tại Trọng tài.
đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án.
Vụ
án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là trường hợp không thuộc một
trong các tranh chấp quy định tại các điều 25, 27, 29 và
31 của BLTTDS.
Lưu ý, Khoản 1 Điều 168 của BLTTDS đã
bỏ căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy,
Toà án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi
kiện.
Trường
hợp trước đây, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã
hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại, thì Toà án thụ lý vụ việc và đương sự
phải nộp tiền tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễn theo quy định pháp
luật.
Trường
hợp đã có bản án, quyết định của Toà án bác yêu cầu hoặc đình chỉ vì lý do thời
hiệu khởi kiện đã hết, thì Toà án căn cứ điểm b khoản 1
Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và giải thích cho họ biết
họ có quyền làm đơn đề nghị xem xét vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm đối với bản án, quyết định nêu trên.
-Điều 168 BLTTDS; Điều 8 NQ 05/2012/NQ-HĐTP
III. Hậu
quả của việc trả lại đơn khởi kiện
Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng
cứ kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại
đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Việc trả lại đơn khởi kiện
phải được Toà án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện và Viện kiểm sát
cùng cấp biết; trong đó cần ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện thuộc trường hợp
nào quy định tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS. Thông
báo này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiện qua bưu điện.
Việc giao hoặc gửi thông báo này phải có sổ theo dõi.
-Điều 168 BLTTDS