Pages

HOME

10/02/2013

TRANH CHẤP THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ, THƯƠNG LƯỢNG LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Tháng 05/2013, Ban chấp hành Công đoàn của Công ty X phối hợp với người lao động thành lập Ban soạn thảo Thảo ước lao động tập thể (TƯLĐTT) gồm 3 đại diện mỗi bên. Từ 20/05/2013, nội dung TƯLĐTT được bắt đầu tiến hành đến ngày 18/06/2013 thì đạt được sự thống nhất các nội dung về: Việc làm; định mức lao động; an toàn; vệ sinh lao động; BHXH; thời giờ nghỉ ngơi; tiền thưởng. Tuy nhiên, các bên vẫn chưa thống nhất được nội dung về: tiền lương, phụ cấp lương và thời giờ làm việc.
Áp dụng pháp luật giải quyết các vấn đề đặt ra:
1.   Tính đến ngày 18/06/2013, các bên có thể ký kết TƯLĐTT hay chưa? Vì sao?
Tính đến ngày 18/06/2013, các bên chưa đủ điều kiện để ký kết TƯLĐTT vì các bên vẫn chưa thống nhất được các nội dung về: tiền lương, phụ cấp lương và thời giờ làm việc. Luật quy định rõ trong trường hợp ký kết TƯLĐTT doanh nghiệp, các bên phải thống nhất với nhau về nội dung thương lượng và nếu trường hợp không đạt đa số NLĐ trong tập thể tán thành với nội dung thương lượng thì phải có ít nhất trên 50% số thành viên của tập thể lao động biểu quyết đồng ý nội dung thương lượng tập thể. Cụ thể, khoản 2 Điều 74 BLLĐ quy định: “Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể” và “có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp”.
2.      Sau khi thống nhất được nội dung về tiền lương, phụ cấp lương và thời giờ làm việc, đến ngày 12/07/2013, nội dung Dự thảo được hoàn thành. Trong đó có bốn nội dung sau khi được lấy ý kiến, 51% NLĐ không đồng ý với  hai nội dung đầu, 81% NLĐ không đồng ý nội dung thứ ba và thứ tư và yêu cầu sửa đổi.
Bốn nội dung đó là:
-  Nhân viên không được thảo luận dưới bất kỳ thông tin hoặc tài liệu nào có chứa thông tin hoặc tài liệu nào có chứa thông tin mật với bất kỳ người nào. Qui định vẫn áp dụng ngay cả khi NLĐ thôi việc, trừ các trường hợp công ty giải thể, thông tin mật được công bố rộng rãi, hết thời hạn bảo mật.
-  Nhân viên một số bộ phận không được tham gia làm việc hoặc hỗ trợ các công ty, đơn vị, cá nhân khác cùng ngành nghề.
-  Tiền lương tối thiểu của nhân viên trong doanh nghiệp bằng tiền lương tối thiểu vùng.
-  NSDLĐ không giải quyết chế độ TNLĐ cho những người LĐ bị TNGT.
Bốn nội dung trên có đúng với quy định pháp luật lao động hay không? Vì sao?
Trình tự, thủ tục để các bên thương lượng sửa đổi bốn nội dung trên như thế nào?
Trường hợp NLĐ không tín nhiệm công đoàn và cử người đại diện không phải thành viên công đoàn ra thương lượng bốn nội dung trên có phù hợp quy định PLLĐ không? Vì sao?
a.  Xét bốn nội dung quy định trong TƯLĐTT là không phạm vào điều cấm của pháp luật. Bởi vì ngoại trừ những điều cấm của pháp luật, pháp luật nước ta không đặt ra bất kỳ hạn chế nào khác đối với nội dung thương lượng tập thể. Theo Điều 70 BLLĐ quy định nội dung thương lượng tập thể, ngoài các nội dung về thù lao, thời giờ, quy chế công việc thì các bên có thể thương lượng các nội dung khác mà hai bên quan tâm. Như vậy, ta hiểu là các bên tham gia thương lượng ký TƯLĐTT có thể thỏa thuận với nhau về bất kỳ nội dung nào miễn là các nội dung đó không thuộc điều cấm của pháp luật. Nếu một bên đưa ra và bên kia không đồng ý thì có thể thương lượng lại tùy vào ý chí chủ quan của các bên.
b. Trong trường hợp NLĐ không đồng ý với bốn nội dung trên thì trình tự, thủ tục để các bên thương lượng sửa đổi bốn nội dung trên được tiến hành như việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 77 BLLĐ.
c. Trường hợp NLĐ không tín nhiệm công đoàn và cử đại diện riêng không thuộc thành viên ban chấp hành công đoàn để ký TƯLĐTT là trái với quy định của PLLĐ.  Căn cứ Điểm a khoản 1 Điều 69 BLLĐ quy định: “Bên tập thể lao động trong thương lượng phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở’’, ở đây tức là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc, trong trường hợp chưa có ban chấp hành công đoàn cơ sở là đại diện của ban chấp hành cấp trên trực tiếp. Như vậy, vấn đề NLĐ không tín nhiệm đối với thành viên của Ban chấp hành công đoàn cơ sở là một vấn đề riêng, NLĐ và công đoàn cơ sở có thể giải quyết bằng cách bầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới và sau đó tham gia thương lượng ký TƯLĐTT. Còn việc ký kết TƯLĐTT vẫn phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục của PLLĐ quy định.


 
 
Blogger Templates