Pages

HOME

9/21/2013

 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG – BẤT CẬP VÀ HƯỚNG SỬA ĐỔI
Giảng viên: PGS.TS Đỗ Văn Đại
I.                   Quy định chung:
1.      Căn cứ phát sinh:
Luật thực định: Điều 604 BLDS
Lỗi là điều kiện phát sinh trách nhiệm?
+ Phương án 1: Giữ nguyên
+ Phương án 2: Bỏ yếu tố lỗi, nhấn mạnh yếu tố hành vi trái pháp luật.
Vì sao bỏ yếu tố lỗi?
Lý do:
Thứ nhất, lỗi chỉ là yếu tố thuộc về sự nhận thức. Đã có hành vi trái pháp luật thì k cần căn cứ thêm yếu tố lỗi.
Thứ hai, xu hướng chung trên thế giới -> bỏ yếu tố lỗi.
Luật TM2005: chỉ cần ba điều kiện để phát sinh trách nhiệm BTTH Ngoài HĐ, không có yếu tố lỗi. Trong Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại Nhà nước cũng tương tự -> BLDS giữ lỗi làm gì?
Trong thực tiễn xét xử, Tòa án k quan tâm đến lỗi -> k có lỗi vẫn phải BT.
Lỗi chỉ là căn cứ xđ trong án hình sự, trong dân sự thì cần phải xem xét các khía cạnh khác.
2.      Nguyên tắc bồi thường:
Luật thực định: Điều 605 BLDS
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại: Thêm từ “ Thực tế”
Tại sao thêm?
Làm rõ thêm khái niệm bồi thường toàn bộ -> “thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ”. Loại trừ thực tiễn xét xử hiện nay, thiệt hại được quy định trong luật mới phải bồi thường.
Trường hợp được giảm mức bồi thường: thêm trường hợp không có lỗi và mở rộng phạm vi (người chịu trách nhiệm thay gười gây thiệt hại).
Thiệt hại quá lớn, tạo điều kiện cho người vi phạm giảm mức bồi thường thì phải có điều kiện: Lỗi vô ý, thiệt hại quá lớn so với kinh tế người vi phạm. Vậy còn người k có lỗi thì sao? Trong thực tiễn xét xử, người vi phạm k có lỗi vẫn được giảm bồi thường.
Người chịu trách nhiệm bồi thường gồm người gây thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (khác với người gây thiệt hại).
Bổ sung nguyên tắc hạn chế thiệt hại (xuất phát từ án lệ).
Trách nhiệm hạn chế thiệt hại:
Tình huống ví dụ: A làm cháy nhà B, theo luật A phải BT và A có trách nhiệm BT, nhưng nếu B có khả năng dập ngọn lửa nhưng đã không thực hiện thì có phải chịu trách nhiệm hay không? -> Người bị thiệt hại k được bồi thường nếu họ có khả năng hạn chế thiệt hại. Tại sao? Áp dụng so sánh pháp luật dựa vào án lệ, trách nhiệm hạn chế bồi thường. Thứ hai, trong LTM , bên bị thiệt hại k đc bồi thường nếu họ k hạn chế thiệt hại khi có khả năng hạn chế. LTM đã đi trước Luật DS.
Tình huống ví dụ: A làm hỏng xe B.
B yêu cầu A BT: một là tiền sửa xe, hai là tiền công của người làm, ba là tiền bị phạt. TATC chấp nhận yêu cầu 1, k chấp nhận yêu cầu 2, 3.
3.      Nhiều người cùng gây thiệt hại:
Luật thực định: Điều 617 BLDS
Vị trí trước đây: nằm ở phần cụ thể
Hướng sửa đổi: Chuyển sang phần những quy định chung.
4.      Không chịu trách nhiệm BT
LTĐ: Chỉ có điều 617 BLDS (lỗi hoàn toàn và một phần của người bị thiệt hại)
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung: Giữ nội dung Đ617 và bổ sung trường hợp không phải chịu trách nhiệm BTTH (bất khả kháng, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết)
5. Thời hiệu khởi kiện
LTĐ: Điều 607 BLDS
BL TTDS: Biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại
HSĐ: Bắt đầu kể từ ngày cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
5.      Xác định thời hạn
Đ608: tổn thất thất tinh thần khi tài sản bị xâm phạm?
Đ 609, 610 BLDS: Tăng mức bồi thường tổn thất về tinh thần trong đó lưu ý trường hợp tính mạng bị xâm phạm (360 tháng lương thay cho 60 tháng lương)
Vì sao? Thiệt hại tinh thần khó xác định, k quy ra được vật chất -> khó k phải là k xác định được, vẫn phải bồi thường -> trong trường hợp nào đc BT: khi TS bị xâm phạm và có thiệt hại.
Luật VN chỉ quy định tổn thất vật chất, k quy định tổn thất tinh thần
Tổn thất tinh thần (Sợ, đau buồn, chán nản,…)
Thêm quy định về xâm phạm mồ mả, ngoài liệt kê tổn thất vật chất phải liệt kê thêm thiệt hại tinh thần -> phải quy định.
Thêm điều luật về thiệt hại cho cộng đồng
Thực tiễn, một doanh nghiệp gây thiệt hại cho rất nhiều người trong một tình huống tương tự nhau. VD: VEDAN xả thải, Vụ chôn thuốc trừ sâu xuống đất,…Một người gây thiệt hại cho rất nhiều người trong một tình huống tương tự nhau.
Khái niệm: THCĐ là thiệt hại gây ra cho nhiều người trong tình huống tương tự nhau.
“ Thay đổi luật thì không nên thay đổi một cách quá ngoạn mục mà phải theo hướng bám vào thực tiễn mà chúng ta đang có để đi lên từ từ.  Anh làm luật hay mà dân chúng không hiểu thì làm sao người ta làm theo?” – Đỗ Văn Đại
7. Thời hạn bồi thường
Điều 612 BLDS: Đối với mất hoàn toàn khả năng lao động (không cho biết bắt đầu mà chỉ cho biết kết thúc): thêm nội dung bắt đầu từ khi bị mất hoàn toàn khả năng lao động.
Điều 612 BLDS: Đối với tính mạng bị xâm phạm (đến khi trưởng thành nhưng chưa cho biết thời điểm bắt đầu): thêm nội dung từ thời điểm người bị xâm phạm chết và lưu ý đối với người  đã thành thai (từ thời điểm sinh ra)
Vì trong thực tiễn nhiều trường hợp luật quy định chưa rõ và khi áp dụng còn khá lúng túng.
II.               Trường hợp cụ thể
1.      Do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
LTĐ: Điều 613 BLDS
HSĐ: bỏ khoản 1 (thuộc trường hợp không phải bồi thường ở phần chung)
2.      Do trường học quản lý người dưới 15 tuổi
LTĐ: Điều 621 BLDS
Đang học tại trường? -> thuật ngữ gây tranh cãi, học sinh đi tham quan, đi du lịch mà gây thiệt hại.
Trường học trực tiếp quản lý?
HSĐ: Thay “học tại trường” bằng “trường học trực tiếp quản lý” -> rộng hơn rất nhiều
3.      Do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
LTĐ: K4 Điều 623 BLDS (Người được sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng)
Án lệ: Người được giao chiếm hữu, sử dụng
HSĐ: Bỏ cụm từ “chủ sở hữu”
BLDS hiện nay chỉ liệt kê hai người liên đới: chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao. Còn những người khác được người được chủ sở hữu giao giao lại, luật k quy định.
4.      Do súc vật gây ra
LTĐ: Điều 625 BLDS
Người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật: hợp pháp
Hướng sửa đổi: bồi thường

5.      Do cây cối gây ra
LTĐ: Điều 626 BLDS
Liệt kê: đổ, gẫy (bỏ) để có tính khái quát
Chủ thể chịu trách nhiệm: thêm người quản lý
Nếu cây k đổ gẫy mà gây thiệt hại. VD: mùi hoa sữa nồng nặc làm ng khác đổ bệnh, rễ cây làm đổ tường, nhà,…
6.      Do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
LTĐ: Điều 627
Hiện nay liệt kê: sụp đổ, hư hỏng, sụt lở nên bỏ liệt kê để có tính khái quát.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại: kiến nghị liên đới.
7.      BT trong tai nạn giao thông (phần này thiếu vì không ghi nhận kịp).









 
 
Blogger Templates