Pages

HOME

9/01/2013

TỔNG HỢP NỘI DUNG MÔN HỌC TƯ PHÁP QUỐC TẾ (phần 1)
1.      Đối tượng điều chỉnh của TPQT?
TPQT điều chỉnh các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài
-         Bản chất dân sự: Dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, tố tụng dân sự.
-         Yếu tố nước ngoài:
+ Khi có người NN, tổ chức NN, Quốc gia NN, người VN định cư ở NN tham gia trong quan hệ;
+ Khi có tài sản nằm ở NN;
+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở NN hoặc theo pháp luật NN.
2.      Phạm vi điều chỉnh của TPQT?
Phạm vi điều chỉnh của TPQT tập trung vào 3 vấn đề:
-         Vấn đề xác định thẩm quyền của TA quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài;
-         Vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng cho các quan hệ dân sự có yếu tố NN;
-         Vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài, trọng tài nước ngoài.
3.      Phương pháp điều chỉnh của TPQT?
TPQT có hai phương pháp điều chỉnh là PP thực chất và PP xung đột:
-         PP thực chất: phương pháp sử dụng các quy phạm thực chất (QPTC) nhằm trực tiếp điều chỉnh các quan hệ DS có YTNN.
Quy phạm thực chất: trực tiếp điều chỉnh nội dung các quan hệ dân sự có YTNN. Nội dung các quy phạm thường quy định quyền và nghĩa vụ các bên, các biện pháp, hình thức chế tài nếu có…
Có hai loại QPTC:
+ QPTC thống nhất: do quốc gia thỏa thuận xây dựng nên thông qua việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế, thừa nhận các tập quán QT.
+ QPTC trong nước: Do QG đơn phương ban hành nhằm trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân sự có YTNN.
-         PP xung đột: Sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh các QHDS có YTNN.
-         QP xung đột:
+ Là QP đặc biệt mang tính chất đặc thù của TPQT;
+ Không trực tiếp điều chỉnh nội dung các QHDS có YTNN;
+ Chỉ đưa ra hệ thống pháp luật cần được áp dụng;
+ Nội dung quan hệ phụ thuộc vào hệ thống pháp luật mà QPXĐ dẫn chiếu đến.
4.      Chủ thể trong TPQT?
Bao gồm các chủ thể:
-         Người nước ngoài;
-         Pháp nhân, tổ chức nước ngoài;
-         Người VN định cư ở NN;
-         Công dân VN;
-         Quốc gia (chủ thể đặc biệt).
5.      Nguồn của TPQT?
Bao gồm:
-         Pháp luật của mỗi quốc gia;
-         Điều ước quốc tế;
-         Tập quán quốc tế.

6.      Điều kiện để ĐƯQT có tác dụng nhằm điều chỉnh QHDS rộng có yếu tố NN tại VN?
Để áp dụng phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện:
-         ĐK thứ nhất, Nhà nước VN là thành viên của ĐƯQT điều chỉnh các quan hệ TPQT. Đây là nguồn đương nhiên của TPQT VN, nghĩa là không cần các bên tham gia có sự lựa chọn.  Đây cũng là guồn có hiệu lực pháp lý cao nhất, được ưu tiên áp dụng so với pháp luật quốc gia, được quy định cụ thể, rõ ràng trong các quy phạm pháp luật (Điều 759 BLDS, các quy định khác trong LTM, LĐT).
-         ĐK thứ hai, ĐƯQT mà VN chưa phải là thành viên nhưng các bên tham gia quan hệ có sự lựa chọn làm nguồn luật để điều chỉnh quan hệ giữa họ. Trong trường hợp này phải đáp ứng các điều kiện chọn luật (ĐKCL).
7.      Các trường hợp áp dụng TQQT và điều kiện áp dụng?
Được áp dụng để điều chỉnh các QHDS có YTNN tại VN trong hai trường hợp;
-         Khi các bên tham gia quan hệ thỏa thuận lựa chọn áp dụng và đáp ứng điều kiện chọn luật.
-         Khi QHDS không được điều chỉnh bởi HĐ giữa các bên . Việc áp dụng hoặc hậu quả của các TQQT không được trái với các nguyên tắc của PLVN.





 
 
Blogger Templates