Pages

HOME

6/21/2017

VỤ ÁN 11: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa DNTN Thịnh Phát và CT REXCO tại TP. Hồ Chí Minh


Nội dung vụ án:
            Ngày 21/1/2001, Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Phát do ông Tô Ngã Chảy làm giám đốc đại diện ký hợp đồng mua của Công ty REXCO 2200 tấn giấy trắng cuộn. Trị giá 31.900.000đ. Thanh toán 90 ngày kể từ ngày nhận giấy. Tính đến ngày 27/7/2004, Thịnh Phát còn nợ REXCO 5.337.704.433 đồng. Trong đó số nợ tiền hàng là 2,9 tỷ, tiền lãi là 2,4 tỷ. Ngày 27/7/2004, Công ty REXCO khởi kiện đòi Thịnh Phát thanh toán tiền  hàng và lãi kể trên.
            Khi được thông báo khởi kiện, Doanh nghiệp Thịnh Phát đã trả hết tiền hàng còn nợ 2,4 tỷ. Còn tiền lãi Doanh nghiệp trình bày là giấy bán hộ nên không trả lãi 2,4 tỷ mà chỉ đồng ý trả 336.000.000 đồng tiền lãi.
Phụ lục hợp đồng và các văn bản thông báo nợ đều không có khoản lãi, nay không thể tính lãi.
Quá trình giải quyết vụ án:
Tại bản án KTST số 298 ngày 27/12/2004, Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh quyết định bà Quách Cương Lan phải trả cho công ty REXCO 2,4 tỉ lãi chậm thanh toán.
Ngày 04/1/2005 bà Quách Cương Lan chống án, lý do như đã trình bày ở cấp sơ thẩm.
Tại bản án KTPT số 40 ngày 01/6/2005, tòa phúc thẩm TANDTC quyết định giữ nguyên án sơ thẩm.
Tại Quyết định kháng nghị số 04 ngày 27/3/2007, Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên với lý do:
-                      Tòa chưa xét đến công văn ngày 18/10/2009 của Công ty Xuất Nhập Khẩu Ngành In xác nhận hợp đồng đã ký giữa Thịnh Phát và REXCO là hợp đồng giữ hàng bán giúp.
-                    REXCO có lỗi không thông báo cho Thịnh Phát biết tiền lãi phát sinh cũng như đối chiếu công nợ 2 lần không đề cập đến tiền lãi.
-                      Tòa quyết định trả lãi 2,4 tỷ là quá yêu cầu khởi kiện của đương sự 76 triệu.
Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 06 ngày 5/6/2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC quyết định bác kháng nghị của VKSNDTC, giữ nguyên bản án phúc thẩm nêu trên.
Nhận xét:
Bản kháng nghị có những vấn đề chưa chính xác thuộc về đánh giá chứng cứ không được khách quan, toàn diện; đã vận dụng một chứng cứ (văn bản của công ty xuất nhập khẩu ngành in) không có giá trị khách quan.
1.                  Về đánh giá chứng cứ.
Bản hợp đồng ký giữa Thịnh Phát và REXCO cả về nội dung và hình thức là hợp đồng mua bán trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua rõ ràng không thể nhầm lẫn với quyền và nghĩa vụ của người giữ hàng và bán hộ. Công ty xuất nhập khẩu ngành in chỉ là người giới thiệu Thịnh Phát đến mua hàng của REXCO, không có ràng buộc gì về quyền và nghĩa vụ. Văn bản của công ty XNK Ngành In được lập đơn phương và sau khi việc mua bán hoàn tất, công ty REXCO hoàn toàn không biết nên không có giá trị chứng minh và không loại bỏ được hợp đồng mua bán đã có hiệu lực cả về nội dung lẫn hình thức.
2.                  Về khoản tiền lãi:
Trước sau nguyên đơn khởi kiện đều có yêu cầu trả lãi chậm trả. Sở dĩ có sự khác nhau là cách tính theo từng giai đoạn.
Ngày 27/7/2004, REXCO khởi kiện nên lãi chậm trả được tạm tính từ ngày phát sinh vi phạm đến ngày khởi kiện là ngày 27/7/2004. Tuy nhiên đến ngày 1/11/2004 phía bị đơn trả hết nợ gốc. Thay vì tính lãi đến ngày xử sơ thẩm thì lãi được tính đến ngày 01/4/2004 tức là thêm 76 triệu, ứng với thời gian từ 27/7/2004 (ngày khởi kiện) đến ngày 01/11/2004 (trả hết nợ gốc) là đúng chứ không phải vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Theo Điều 306 Luật thương mại 2005 thì người bị vi phạm có quyền đòi lãi trên số nợ gốc tương ứng với thời gian chậm trả. Như vậy họ có thỏa thuận trong hợp đồng hay không có định kỳ thông báo và xác nhận hay không, không quan trọng, nó được quyết định bởi yêu cầu của người bị vi phạm trên cơ sở nợ gốc và thời gian chậm trả, trừ các đương sự có thỏa thuận khác.

Do đó Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC là đúng.
(Chuyên gia pháp lý Đỗ Cao Thắng; nguồn: toaan.gov.vn)
 
 
Blogger Templates