Tại Việt Nam, học thuyết
án lệ chưa được pháp luật thừa nhận, cũng như không có bất kỳ một
văn bản quy phạm pháp luật nào quy định việc thừa nhận án lệ như là một nguồn
luật. Lý do là lịch sử hình thành, khái niệm, nguyên tắc áp dụng, cách thức xác
lập và áp dụng hệ thống án lệ trong hệ thống tòa án, nghiên cứu về học thuyết
án lệ chưa đầy đủ, toàn diện nên nhận thức chung của xã hội về vấn đề này còn
chưa được xác lập, nên mức độ hiểu biết rất khác nhau. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang
quan tâm phát triển án lệ (ban hành nghị quyết số 49-NQ/TW). Có
quan điểm cho răng Án lệ đã và đang tồn tại, phát triển trong hoạt động xét xử.
So sánh thực
tiễn xây dựng và áp dụng án lệ giữa
Việt Nam và Australia
Australia
|
Việt
Nam
|
|||
Chủ thể xác lập
|
Bắt buộc
|
Tòa án cấp cao nhất
|
Không quy định –
không có quyền.
|
|
Tham khảo
|
Tòa không cùng hệ thống,
Tòa nước ngoài
|
HĐTP Tòa án Nhân Dân
Tối Cao
|
||
Chủ thể áp dụng
|
Bắt buộc
|
Các tòa cấp dưới –
cùng hệ thống (TA Liên Bang- Bang-Quận-Hạt)
|
Tòa cấp dưới – cùng
hệ thống ( Tỉnh, huyện)
|
|
Tham khảo
|
Các tòa cấp dưới,
tòa bất kỳ của Tiểu bang hoặc nước khác.
|
Tòa cấp dưới – cùng
hệ thống
|
||
Hiệu lực
|
Bắt buộc
|
Bắt buộc – tình
tiết khách quan quan trọng tương tự.
Không tuân thủ phải
nêu lý do – có thể bị hủy bỏ.
|
Không bắt buộc –
nguyên tắc: TP, HĐND xét xử độc lập, tuân theo PL.
|
|
Tham khảo
|
Dẫn chiếu hoặc
áp dụng
|
Tham khảo
|
||
Vai trò chung
|
Án lệ - bộ phận tạo
nên luật thành văn
|
Án lệ - bổ trợ thực
tiễn áp dụng, giải thích luật.
|
||
Hình thức
|
Bắt buộc
|
Các tập án lệ
|
Không có
|
|
Tham khảo
|
Các tập án lệ
|
Nghị quyết, Thông tư
liên tịch, công văn hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ.
|
||
Bảng so sánh thực tiễn án lệ Việt Nam và Australia
Về phương thức xác lập,
án lệ của các nước common law phải do tòa án cấp cao nhât xác lập và buộc các
tòa án cấp dưới thấp hơn trong cùng một hệ thống tòa án tuân thủ và áp dụng. Đối
với Việt Nam, là quốc gia theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, án lệ không
được thừa nhận trong các văn bản pháp lý mà chỉ có thể được hiểu ngầm qua các
nghị quyết của Tòa án của HĐTP TAND TC và thông tư liên tịch giữa Chánh án
TAND TC với Viện trưởng VKSNDTC do Chánh án TAANDTC ban hành. Ngoài ra, các tòa
phúc thẩm của TANDTC không có thẩm quyền ban hành bất cứ một văn bản quy phạm
luật nào.
Về chủ thể áp dụng, án
lệ của các nước common law được các tòa cấp dưới trong cùng hệ thống áp dụng. Việc
áp dụng này có thể mang tính bắt buộc hoặc tham khảo. Đối với Việt Nam,
nghị quyết, thông tư liên tịch được các tòa cấp dưới (tỉnh huyện) áp dụng nhưng
không bắt buộc theo nguyên tắc “khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật” được ghi nhận trong hiến pháp qua các thời kì và luật
tổ chức tòa án nhân dân năm 2002.
Về vai trò án
lệ, trong hệ thống pháp luật các nước common law, án lệ là một bộ phận cấu
thành pháp luật thành văn. Sở dĩ nói như vậy là bởi vì án lệ được xác lập
và tồn tại, phát triển qua một quá trình lâu dài và được các nhà làm luật
ghi nhận vào các văn bản quy phạm pháp luật. Ở Việt Nam, án lệ được hình thành
là thông qua hoạt động áp dụng pháp luật thành văn trong quá trình xét xử cũng
như việc giải thích pháp luật của tòa án làm phát sinh các tình tiết pháp lí
(question of law) có tính mới.
Về mặt hình thức thể
hiện, Án lệ được các nước theo common law tổng hợp và xuất bản dưới
dạng các tập án lệ qua các thời kỳ. Tại Việt Nam thì án lệ “núp bóng” dưới
các văn bản như nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
Thông tư liên tịch giữa chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC.
Các
phương pháp xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam
TA cấp cao nhất hướng
dẫn các TA cấp dưới, thể hiện qua các văn bản như thông tư liên tịch, Nghị
quyết, công văn trao đổi nghiệp vụ, công văn hướng dẫn…Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hiệu
lực pháp lý của án lệ, bởi vì các văn bản này mới chỉ mang tính tham
khảo. Đây là một hạn chế rất lớn cần cải cách nếu muốn phát triển án
lệ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, án lệ cần
phải thể hiện đầy đủ tính pháp lý và cần bắt buộc áp dụng hoặc tham
khảo trong hoạt động xét xử của các cấp tòa. Xuất bản các tập án
lệ có chọn lọc cũng là một việc rất nên làm. Mặt khác, chúng
ta cũng nên khôi phục lại việc xuất bản cuốn “Hệ thống hóa các văn bản pháp luật”.