Tôi có câu hỏi thắc mắc cần giải đáp như
sau: Vợ chồng anh trai tôi thuận tình ly hôn theo Quyết định thuận tình ly hôn đã
có hiệu lực pháp luật vào năm 2013. Quyết định này ghi rõ hai người thỏa thuận
về việc nuôi và cấp dưỡng cho con, vấn đề tài sản hai bên tự thỏa thuận. Đến
năm 2016, hai người có tranh chấp về tài sản là căn nhà gắn liền với đất. Như vậy
Luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết? Nếu một trong hai bên muốn khởi kiện
tranh chấp về căn nhà gắn liền với đất thì sẽ khởi kiện tại tòa án nào, có phải
là tòa án nơi có bất động sản là căn nhà gắn liền với đất hay không?
Trả lời:
Dựa vào phạm vi dữ kiện của vụ việc mà bạn
đưa ra, tôi giải đáp vấn đề thắc mắc của bạn như sau:
1. Về
Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
Quan hệ pháp luật tranh chấp này là chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại khoản 02 Điều
28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (“BLTDS
2015”).
Luật hình thức áp dụng để giải quyết vụ
án nếu các bên khởi kiện vụ án trước ngày 01/7/2016 (ngày BLTTDS 2015 có hiệu lực)
là BLTTDS 2004 (sđ,bs 2011). Nếu việc khởi kiện trước ngày 01/7/2016 mà việc giải
quyết kéo dài đến sau ngày này hoặc gửi đơn khởi kiện từ ngày 01/7/2016 trở đi
thì sau ngày 01/7/2016 áp dụng BLTTDS 2015.
Luật HN&GĐ 2014 đã chính thức có hiệu
lực ngày 01/1/2015, vì vậy Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
khác sẽ được Tòa án áp dụng để giải quyết vụ án này.
2. Về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Theo quy định của BLTTDS 2015, việc xác
định thẩm quyền tòa án giải quyết vụ án dựa vào ba căn cứ: thẩm quyền theo vụ
việc, thẩm quyền theo cấp tòa, thẩm quyền theo lãnh thổ. Theo đó:
Thẩm
quyền theo vụ việc: Tranh chấp nêu trên là tranh chấp là chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên thuộc thẩm quyền của tòa án giải quyết theo
quy định tại khoản 02 Điều 28 BLTDS 2015.
Thẩm
quyền theo cấp tòa: Tranh chấp thuộc khoản 02 Điều 28 BLTTDS 2015 thuộc thẩm
quyền của TAND cấp quận, huyện. Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh theo quy định của khoản 03 Điều 28, điểm
a khoản 01 Điều 37 BLTTDS 2015.
Thẩm
quyền theo lãnh thổ: Đối tượng tranh chấp là bất động sản (trong vụ việc này là
nhà gắn liền với đất) thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.
Như
vậy, tranh chấp trên thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản.
Nếu có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh nơi có bất động sản.
Bạn tham khảo và áp dụng.
Trân
trọng,
Luật gia Võ Văn Tú
Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn