1. Trọng tài là
phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được
tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của
pháp luật.
2. Trọng tài
thương mại là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế về
trọng tài thương mại.
3. Các bên
trong tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
bằng phương thức trọng tài thương mại cũng như hình thức trọng tài.
4. Nếu toàn bộ hợp
đồng bị vô hiệu thì điều khoản về thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thương mại
vẫn có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp một trong các bên không có thẩm
quyền hoặc không có năng lực hành vi dân sự khi tham gia ký kết hợp đồng.
5. Trọng tài
thương mại giải quyết tranh chấp dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc
và trọng tài quy chế (trọng tài Ad-hoc).
6. Các bên có
quyền lựa chọn thời gian, luật áp dụng, ngôn ngữ, địa điểm để tiến hành giải
quyết tranh chấp.
7. Thủ tục giải
quyết tranh chấp được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài thương
mại.
8. Trọng tài chỉ
xét xử một lần, phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể
kháng cáo trước bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
9. Việc giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài được đảm bảo bằng nguyên tắc bí mật tuyệt đối.
10.Trọng tài
thương mại được Tòa án hỗ trợ đối với việc tổ chức và hoạt động của trọng tài
thương mại theo quy định pháp luật.
11. Phán quyết
trọng tài được công nhận và cho thi hành ở 155 quốc gia trên thế giới là thành viên của Công ước New York 1958.
Chương trình Kinh doanh và pháp luật:
"Trọng tài thương mại"