Pages

HOME

6/06/2013

Phát Hành Cổ Phiếu Lần Đầu Ra Công Chúng (IPO)


1. IPO 

Facebook phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) ngày 18/05/2012

IPO ( Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông. Nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu.
Như vậy, IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì các lần phát hành cổ phiếu sau sẽ được gọi là phát hành cổ phiêu trên thị trường thứ cấp. IPO có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì với bất kỳ doanh nghiệp nào, đây cũng là thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đối với hàng loạt khía cạnh vận hành. Nguyên nhân của thử thách này là do doanh nghiệp trước khi được phép tiến hành huy động vốn rộng rãi phải đáp ứng hàng loạt các quy định phát hành ngặt nghèo và quy chế báo cáo thông tin rất nghiêm khắc.
IPO khác hoàn toàn với việc một cổ đông hiện hữu bán lượng cổ phần đang nắm giữ - hành vi sau này gọi là chào bán cổ phần (Offer for sale).
Về mặt thủ tục, IPO thường liên quan tới một hay một số công ty tài chính đặc biệt gọi là ngân hàng đầu tư, ở VN gọi là công ty chứng khoán. Những trung gian tài chính này làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và bảo lãnh phát hành. Công ty tiến hành bán cổ phần IPO được gọi là nhà phát hành. Những vụ phát hành lớn thường do một nhóm các ngân hàng đầu tư hợp thành một nhóm Xanh-đi-ca (syndicate) để phân chia công việc và rủi ro. Trong số này có một tổ chức đứng ra làm Nhà bảo lãnh chính và chiếm hết phần lớn phí bảo lãnh phát hành. Trên thế giới mức phí này chiếm lên đến 8% tổng số tiền cổ phần bán được và kèm theo nhiều điều khoản khác.

2. Cách thức bán của IPO

Việc chào bán cổ phần rộng rãi ra công chúng lần đầu tiên có nhiều cách thức tiến hành. Các dạng có thể là: 
(1) Đấu giá kiểu Hà – Lan; 
(2) Bảo lãnh cam kết; 
(3) Dịch vụ với trách nhiệm cao nhất; 
(4) Mua buôn để chào bán lại; và 
(5) Tự phát hành.
Do lượng thủ tục pháp lý và chế tài khá chặt chẽ và rắc rối, mỗi vụ IPO thường cần một vài công ty Luật hỗ trợ. IPO có thể bao gồm một phần trong đó việc cổ đông hiện tại chuyển nhượng quyền sở hữu với số cổ phiếu hiện tại theo cách ta gọi là giao dịch thứ cấp, mặc dù vai trò được nhấn mạnh chủ yếu của IPO là phát hành mới và lần đầu ra công chúng để huy động một lượng vốn góp đáng kể. Tuy nhiên theo thông lệ thế giới cả luật pháp chứng khoán lẫn quy ước của các công ty bão lãnh phát hành đều hạn chế chức năng chuyển nhượng lượng cổ phần hiện hành theo phương thức giao dịch thứ cấp.
IPO thường được bán cho các nhà đầu tư, với quy mô lớn và cũng dành ra một tỷ lệ nhỏ bán cho các khách hàng cá nhân quan trọng do công ty bảo lãnh đứng ra dàn xếp. Ở các thị trường đã phát triển, các nhà phát hành thưởng thả lỏng một điều khoản cho phép nhà bảo lãnh phát hành có thể tự ý tăng quy mô phát hành IPO lên tới 15% so với dự kiến theo kế hoạch đã thông nhất để linh hoạt phản ứng trước nhu cầu thị trường, gọi là phương án greenshoe. Greenshoe là điều khoản được nhất trí thực thi khi nhu cầu thị trường tăng quá cao, đẩy giá lên, thì việc phát hành thêm tối đa 15% giúp bình ổn giá. Đôi lúc nhà phát hành không đồng ý vì họ không có nhu cầu sử dụng số tiền tăng thêm do lượng cổ phần bán ra.

3. Giá cổ phần qua IPO

Nhiều nghiên cứu nghiêm bằng lý thuyết thực chứng trên thế giới cho thấy rằng ở phạm vi rât rộng, thường giá cổ phần bán qua IPO được định giá dưới mức thị trường. Hiệu ứng dưới giá này nhằm tạo ra sức hấp dẫn cho các cổ phiếu giao dịch sau IPO, tạo thanh khoản tốt về lâu dài cho công ty.

4. Dấu lặng thị trường

Sau giai đoạn IPO ồn ào, giao dịch cổ phiếu thứ cấp đi vào ‘giai đoạn dấu lặng”. Theo quy định nhiều thị trường, các công ty bảo lãnh và những người có liên quan mật thiết tới vận hành kinh doanh của doanh nghiệp bị cấm đưa ra các dự báo về doanh thu và lợi nhuận tương lai trong “giai đoạn dấu lặng”. Trước kia, UBCK Mỹ áp dụng “giai đoạn dấu lặng” là 25 ngày kể từ ngày IPO, nhưng tới năm 2002 đã tăng lên 40 ngày, nhằm tránh việc các đối tác có thông tin lũng đoạn và gây ảnh hưởng thiên lệch đến thị trương bằng thông tin.
Sau giai đoạn này các công ty bảo lãnh chính sẽ tiến hành công bố các nghiê cứu liên quan tới cổ phiếu của công ty IPO.

 
 
Blogger Templates