Để thuận tiện cho quá
trình viết các văn bản pháp lý, chúng tôi xin giới thiệu các nguyên tắc cơ bản
của lối viết pháp lý do các giáo sư, luật sư Hoa Kỳ biên soạn. Đây chỉ là tóm
tắt những nguyên tắc cơ bản. Bạn muốn nghiên cứu sâu hơn có thể tìm cuốn sách
với tiêu đề “Legal Writing”.
1 —
GIỚI THIỆU:
Nội
dung dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn sơ lược về các nguyên tắc cơ bản của lối
viết pháp lý rõ ràng, chính xác và hiệu quả. Sáu nguyên tắc cơ bản được giới
thiệu dưới đây sẽ cung cấp một khung chung cho cách viết phân tích đặc biệt và
áp dụng cho tất cả các khía cạnh và dạng của lối viết pháp lý.
2 —
NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT: NGHĨ, SAU ĐÓ MỚI VIẾT
Kết
thúc việc phân tích của bạn trước khi bắt tay vào việc viết. Phải xác định được
độc giả của bạn. Hãy nghĩ về việc độc giả của bạn sẽ sử dụng như thế nào và bạn
sẽ viết cái gì.
3 —
NGUYÊN TẮC THỨ HAI: ĐẶT NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG LÊN TRƯỚC TIÊN
Vạch
ra một danh sách các quan điểm mà bạn cần đưa ra hoặc mục đích viết của bạn.
Hiểu rõ yêu cầu của khán giả của bạn, rồi tổ chức các ý hoặc mục đích bằng cách
đặt những điều quan trọng nhất với người đọc của bạn lên đầu tiên. Thường thì
điều đó có nghĩa là nói rõ các kết luận của bạn đầu tiên.
Sau
khi bạn đã tạo được một dach sách các quan điểm của mình, hãy kiểm tra lại để
chắc chắn rằng bạn sẽ không có các chủ đề trùng hoặc tương tự ở các chỗ khác
nhau. Hãy kiểm tra lại để đảm bảo rằng các chủ đề được thảo luận có sự liên kết
chặt chẽ với nhau nhất ở mức có thể, cũng như trật tự dựa trên sự quan trọng
của chúng.
4 —
NGUYÊN TẮC THỨ BA: TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI, SAU ĐÓ HÃY GIẢI THÍCH
Hầu
hết các dạng của lối viết pháp lý thường cung cấp các câu trả lời cho các câu
hỏi pháp luật. Hầu hết những người đọc đều muốn biết các câu trả lời ngay lập
tức. Điều đó bao gồm cả các khách hàng đọc các bản ý kiến pháp lý và các thẩm
phán đọc các bản tóm tắt hồ sơ của vụ kiện của luật sư. Câu trả lời nên được
đưa ra trước tiên, trước khi đưa ra các luận điểm hay ý kiến tranh luận.
5 —
NGUYÊN TẮC THỨ TƯ: SỬ DỤNG CÁC CÂU NGẮN VÀ ĐƠN GIẢN
Giữ
các câu ngắn và đơn giản đến mức có thể. Hạn chế mỗi câu là một ý, đó là một
chủ ngữ-một động từ, bất cứ khi nào bạn có thể. Tất cả các lối viết bắt đầu với
một “đơn vị ý”. Trong tiếng Anh, nó thường bao gồm một chủ ngữ hoặc chủ thể và
một động từ hoặc một hành động. Các đơn vị ý thường là các cặp danh từ và động
từ. Lấy ví dụ, “mặt trời mọc” và “hội thẩm đoàn thận trọng” là các đơn vị ý.
Trong tiếng Anh, một đơn vị ý là một khối của sự truyền đạt.
Bước
đầu tiên trong lối viết các câu đơn giản là quyết định ai hoặc cái gì sẽ làm
cái gì hoặc trở thành cái gì. Đối với người đọc, các đơn vị ý tốt nhất là
truyền đạt một mức nhỏ nhất các thông tin kèm theo. Người đọc sẽ nhanh chóng và
dễ dàng hiểu ý được nhấn mạnh bằng cụm từ “mặt trời mọc” hơn là “đằng sau rặng
núi, những tia nắng của mặt trời mùa đông mang lại một chút hơi ấm cho mặt đất,
từ từ ló dạng”. Tất nhiên, cũng có một lối viết thuyết phục nhưng hoa mỹ và bay
bướm (chúng tôi sẽ giới thiệu sau). Tuy nhiên, hầu hết người đọc mong muốn nhận
được các thông tin nhanh chóng và súc tích, và càng ít các thuật ngữ chuyên
ngành càng tốt. Nếu cấu trúc câu của bạn phải phức tạp hoặc phải chứa một vài đơn
vị ý, hãy cố gắng sử dụng các cấu trúc lập lại, chẳng hạn như là quan hệ song
song (chúng tôi sẽ giới thiệu sau). Quan hệ song song đơn giản chỉ là một sự
lập lại theo thứ tự và các dạng của từ.
Để
tiết kiệm thời gian viết và đọc, người viết pháp lý nên xác định chủ ngữ chính
và động từ chính (hoặc vị ngữ) trong mỗi câu trước khi viết chúng. Bất cứ khi
nào có thể, mỗi câu nên bắt đầu với một danh từ hay các dạng của chúng.
6 —
NGUYÊN TẮC THỨ NĂM: SỬ DỤNG CÁC TỪ ĐƠN GIẢN, BÌNH THƯỜNG VÀ SỬ DỤNG CHÚNG MỘT
CÁCH NHẤT QUÁN
Chọn
các từ đơn giản nhất, ngắn nhất để thể hiện ý kiến của bạn. Các từ ngữ thông
dụng là tốt nhất. Các từ ngắn thì dễ đọc và dễ hiểu và nên chọn chúng bất cứ
khi nào có thể. Để trách sự nhầm lẫn hoặc đa nghĩa, nên sử dụng cùng một từ khi
đề cập đến cùng một vấn đề. Không giống với các lối viết khác, lối viết pháp lý
không được lợi gì từ việc sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc đa nghĩa của ngôn ngữ.
Người viết pháp lý nên lập lại các danh từ hơn là việc sử dụng các đại từ, thậm
chí nó khiến câu có vẻ nặng nề. Đối với người đọc, điều đó sẽ dễ hiểu hơn thay
vì cố gắng quyết định xem thử một từ khác co ngụ ý một nghĩa bóng gì. Hãy sử
dụng ngôn ngữ lặp lại dù cho nó có thể là buồn tẻ với người viết. Người đọc của
các văn bản kỹ thuật thường tìm ngôn ngữ lập lại để cho dễ hiểu.
Tương
tự, sử dụng các từ khác nhau cho các vấn đề khác nhau. Đối với luật sư, các từ
khác nhau chỉ các khái niệm luật pháp khác nhau. Thận trọng trong việc chọn từ
là một công thức cần thiết đối với lối viết pháp lý.
7 —
NGUYÊN TẮC THỨ SÁU: LẬP LẠI, LẬP LẠI VÀ LẬP LẠI
Lập
lại là điều quyết định trong truyền đạt, đặc biệt là các lĩnh vực phức tạp như
luật. Công thức cổ điển cho tranh luận là nói những gì bạn dự định nói, nói
chúng và sau đó nói lại những gì bạn đã nói. Đối với nhiều loại của lối viết
pháp lý, công thức này được tuân theo.
Lập
lại giúp cho người đọc, ngay cả khi nó là sự lập lại cùng từ để thể hiện lại
cùng khái niệm, sự lập lại của cấu trúc câu sẽ tăng khả năng đọc hoặc việc lập
lại của nội dung để làm cho rõ hoặc nhấn mạnh chúng.
[Nguồn: https://luatminhkhue.vn]
Xem thêm: Kỹ năng nghe của Luật sư